36 “luật” truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội (social media) chứa đựng trong nó một số “luật” mà tự người tham gia phải ngầm hiểu. Bạn có thể sẽ phì cười với những quy luật dưới đây, nhưng hãy thấm thía nó.

truyen-thong-xa-hoi
1. Nếu tất cả những gì bạn làm là chăm chăm vào trả lời những phàn nàn của khách hàng, xin chúc mừng, bạn sẽ ngày càng nhận được nhiều phàn nàn hơn và chỉ có phàn nàn thôi.

2. Hãy luôn tự hỏi: Mình có thực sự đang là một cá nhân hoạt động trên mạng xã hội hay đơn giản là một cái máy thu phát nội dung?

3. Mọi khách hàng đều bảo rằng họ sợ bị nhận thông tin quảng cáo. Nhưng sự thật không phải đúng 100% như thế, khách hàng luôn cần thông tin, nếu bạn đưa đến họ thông tin thú vị, họ sẽ tiếp nhận.

4. Khách hàng hành động vì nhu cầu của họ, chứ không phải của bạn.

5. Nếu bạn hành động vì tiền càng nhiều, trải nghiệm của người dùng càng bị thu hẹp.

6. Đừng cố tỏ ra mình thông minh. Hãy khôn ngoan thực sự.

7. Giao tiếp 24/7, hãy nhớ giao tiếp trên mạng xã hội là công việc không mang tính thời điểm.

8. Luôn trả lời lại cho những comment / post của thành viên.

9. Luôn phải tính ROI (*ROI: Lãi trên đầu tư).

10. Khách hàng muốn nói chuyện với một cá nhân đại diện thương hiệu chứ không phải ngồi tán dóc với một cái thương hiệu biết nói.

11. Giải quyết vấn đề của khách hàng, kể cả khi họ chưa (kịp) yêu cầu bạn làm điều đó.

12. Không phải cái gì cũng hoạt động tốt đâu, bình thường thôi mà.

13. Siết lại những phản hồi tiêu cực về thương hiệu của bạn (đừng để nó có cơ hội phát tán rộng).

14. Bất kỳ ai cũng là một người có khả năng gây ảnh hưởng.

15. Nếu fan của bạn muốn đóng góp nội dung, hãy chủ động ngỏ lời giúp họ.

16. Vẫn tốt nếu bạn lái người dùng lên thẳng website của bạn, không nhất thiết là Facebook đâu.

17. Một là cập nhật trang mạng xã hội của bạn, không thì dẹp quách nó đi.

18. Đừng cố đưa người dùng đến X, rồi Y, rồi Z, hãy chỉ dừng lại gắn liền với X và chờ kết quả.

19. Ngày trước: Đưa ra nội dung. Hiện nay: Tối ưu hoá nội dung.

20. Hãy quen với việc phản hồi trên Facebook.

21. Truyền thông xã hội không hoạt động một mình độc lập. Hãy để phương thức truyền thông truyền thống và truyền thông xã hội bổ khuyết cho nhau và tối ưu hiệu quả làm việc.

22. Máy tính được xem là một lãnh thổ đã bị chinh phục, nhưng điện thoại vẫn còn là một chiến trường dang dở.

23. Nếu anh không thấy được hiệu quả tài chính, anh đang lãng phí tiền bạc của mình.

24. Người ta sẵn sàng chiến đấu vì quyền riêng tư của mình.

25. Cách duy nhất để tăng quy mô của truyền thông miệng đó là mạnh tay chi tiền cho quảng cáo.

26. Hãy làm kế hoạch và dự trù sẵn rủi ro trong đó.

27. Làm ơn đừng dùng quảng cáo để giúp cho nội dung bạn bớt nhàm chán, hãy dùng quảng cáo để đẩy mạnh thêm những nội dung hấp dẫn.

28. Quên đi tính cá nhân, hãy tạo những nội dung thu hút được đám đông.

29. Người ta không thích mua sắm ở nơi mà họ chỉ đến với mục đích giao lưu trò chuyện.

30. Cuộc thi và rút thăm trúng thưởng cũng tốt thôi, nó cần thiết khi bạn muốn xây dựng một mối quan hệ trong ngắn hạn.

31. Người ta quan tâm đến thứ mà bạn ăn cho buổi sáng, chỉ khi nào bạn làm về một nhãn hiệu thức ăn.

32. Hãy tận dụng lợi thế từ Pinterest (mạng xã hội hình ảnh).

33. Fan chính là người sở hữu thương hiệu của bạn.

34. Bạn cảm thấy chán ngấy truyền thông xã hội đó là do bạn cố lấy quá nhiều thứ so với giá trị bạn tạo ra.

35. Hãy xem những thứ phù phiếm của quá khứ chỉ là những gì đã qua.

36. Truyền thông xã hội không đơn giản là một quá trình, nó thực sự là một tổ chức chặt chẽ.

(Sem Vietnam – Theo DNSG)

Tags: ,

Leave a Reply

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

Share via
Copy link