Quảng cáo trực tuyến: Sức mạnh tổng lực có một không hai

Chưa đầy 2 tháng qua, nhật báo hàng đầu nước Mỹ là Christian Science Monitor quyết định sẽ đình bản in hằng ngày; tạp chí US News & World Report cũng tuyên bố dừng bản in; tập đoàn truyền thông Tribune Co. (Mỹ) đệ đơn xin phá sản…

Tất cả đều có chung một nguyên nhân: sự cạnh tranh quyết liệt của báo mạng và trang thông tin điện tử  Nguyễn Trung.

Hết thời “cát cứ”?

Một buổi sáng trung tuần tháng 12, truy cập vào địa chỉ Forbes.com, trên màn hình chào là một quảng cáo tràn trang của HP kết hợp với AT&T. Nếu người xem không click vào “Bỏ qua màn hình này để vào trang chủ” thì sau khoảng 5 giây, quảng cáo đó cũng tự biến mất, nhường chỗ cho trang chủ.

Trên trang chủ của Forbes.com, có một số lượng hạn chế quảng cáo banner, logo, vài quảng cáo dạng “adwords”, và duy nhất một quảng cáo multimedia (cửa sổ video). Cùng lúc đó, nếu truy cập vào một báo điện tử có “máu mặt” trong nước, trên trang chủ của báo là một “nồi lẩu” những banner, logo đủ màu sắc, kích thước nhấp nháy, chưa kể đến hai hàng “floating banner” trôi dọc cửa sổ màn hình theo những cuộn chuột của người truy cập. Chỉ có banner và banner.

“Trong khi công nghệ và thực tế trên thế giới đã đi rất nhanh, thì ngành quảng cáo trực tuyến trong nước vẫn đang loay hoay với việc làm sao để bán được vị trí quảng cáo banner này, logo nọ.

Phải nói rằng, nhiều báo điện tử và một số trang thông tin điện tử ở VN hiện nay có lượng khách truy cập không thua kém các trang mạng nước ngoài, nhưng lại vẫn “cát cứ” ở lãnh địa quảng cáo banner, sự mở rộng đang diễn ra chậm chạp”  ông Đàm Ngọc Thu – Giám đốc Trung tâm Truyền thông Ebiz Media (Hà Nội) cho biết.

Theo thống kê của Alexa.com, vị trí xếp hạng của Forbes.com (tại thời điểm của bài viết) là 442, đứng sau một số báo điện tử Việt Nam. Sở hữu một cộng đồng độc giả lớn, nhưng lại đơn điệu trong sản phẩm dịch vụ cung cấp là một sự lãng phí của các báo điện tử này.

Tuy vậy, đã có một số tín hiệu cho thấy các báo mạng hướng tới dịch vụ quảng cáo đa phương tiện, như VnExpress hay Thanh Niên Online. Bên cạnh đó, sự nở rộ của nhiều trang thông tin điện tử và mạng xã hội với nhiều giao thức tương tác với người dùng cũng “góp gió” làm lung lay những lãnh địa “cát cứ” truyền thống.

Tổng lực

“Mạng xã hội, thế hệ ưu tú của web 2.0, đang có ưu thế lớn để tạo nên bước tiến đột phá trong ngành quảng cáo trực tuyến. Điểm mấu chốt trong kinh doanh dịch vụ trực tuyến là cộng đồng. Với nhiều công cụ giao tiếp và tương tác cao, mạng xã hội có khả năng gây dựng và phát triển cộng đồng nhanh chóng.

Cũng chính từ các công cụ giao tiếp đó, mạng xã hội có thể phát triển một mô hình tạm gọi là “tổng lực quảng cáo trực tuyến”, gồm xuất bản trực tuyến, truyền hình trực tuyến, phát thanh trực tuyến, mạng hình ảnh và mạng giải trí tất cả đều có thể lồng ghép các hình thức quảng bá và giao tiếp với đối tượng tiếp nhận”, ông Thu nói thêm.

Hãy tưởng tượng, bạn là một khách hàng tiềm năng và được chào mời dịch vụ từ một website gồm nhiều mảng nội dung (tab): “Ở tab tin tức (News), chúng tôi sẽ giới thiệu hình ảnh của quý vị dưới hình thức quảng cáo banner và text (bài viết PR, quảng cáo từ khóa…); ở tab Media, thương hiệu của quý vị được lồng ghép vào những video clip (hình ảnh + âm thanh) và file audio (âm thanh); ở tab Photo, chúng tôi sẽ đăng tải một loạt ảnh có chủ đề hướng tới những gì quý vị cần quảng bá ra công chúng; ở tab Game, chúng tôi sẽ xây dựng riêng một trò chơi đảm bảo khả năng thu hút cộng đồng trực tuyến và dĩ nhiên trò chơi đó không thể không liên quan tới quý vị.

Sau cùng, chúng tôi cam kết những nội dung kể trên sẽ do cộng đồng  những khách hàng tiềm năng của quý vị  thực hiện và đăng tải lên website của chúng tôi”. Đó là công thức tổng các công cụ quảng cáo trực tuyến trong một địa chỉ và có chung nhiệm vụ quảng bá cho một thương hiệu. Và nhà cung cấp khả dĩ sẽ là các mạng ứng dụng công nghệ web 2.0.

(SEM Vietnam – Theo Doanh Nhân)

Tags: 

Leave a Reply

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

Share via
Copy link