Web 3.0: vẫn rất mơ hồ nhưng đầy thú vị

Tại sao các nhà tiếp thị lại tiếp cận Web theo những ngôn ngữ và công cụ khác nhau?

Khi nhà khoa học máy tính Tim Berners-Lee lần đầu nộp bài phân tích của ông ấy với đề tài là “Đề xuất về quản lý thông tin” lên xếp của mình là Mike Sendall và ông ấy đã nhận xét về đề xuất là một ý tưởng còn mơ hồ nhưng thú vị và đã tán thành với ý tưởng trên khi đó chính là bản thiết kế cho hệ thống mạng toàn cầu ngày nay- World Wide Web hay được gọi ngắn gọn là Web.

Hai thập kỷ sau, Berners-Lee và những cộng sự của mình đã hình thành nên cái được gọi là thế hệ Web thứ ba hay còn có tên là “Web 3.0”. Tôi biết rằng hiện nay hầu hết chúng ta vẫn đang cố gắng làm nhiều việc cùng Web 2.0 như một phần của bức tranh rất hỗn loạn về các giải pháp marketing.

Đây là những điều cơ bản đơn giản nhất mà các nhà tiếp thị cần chú ý:

Web 1.0 (hay còn gọi là Web thông tin), là cái mà chúng ta đều biết và rất yêu thích vì nó rất đơn giản và dễ sử dụng. Những trang web dạng này có chứa đủ các nội dung mà trong đó chúng ta có thể dễ dàng khám phá các mẫu quảng cáo, chủ yếu dưới hình thức của những biểu ngữ.

Nhiều nhà tiếp thị đã trông đợi vào điều này như một cách để mở rộng các hình thức truyền thông độc lập như thông qua truyền hình và các phương tiện in ấn. Nhưng thật đáng tiếc khi các nhà tiếp thị lại thích sử dụng nó theo những cách giống nhau.

Web 2.0 hay còn gọi là Web xã hội thì quảng cáo trở nên ít thân thiện hơn. Các mạng xã hội, trò truyện trực tuyến (live chat), chia sẽ nội dung, chia sẻ dữ liệu, hệ thống thế giới ảo và thậm chí cả các thiết bị di động cũng là một phần của Web 2.0.

Hệ thống Web này chủ yếu được con người dùng để giao tiếp, đóng góp và cộng tác với nhau. Kết quả sẽ đến từ trí tuệ của tập thể-có thể tốt hơn nhưng cũng có thể tệ hơn.

Chính sự cộng tác và chia sẻ từ cộng đồng người sử dụng đã phá vỡ mô hình truyền thông truyền thống và các nhà tiếp thị đã nhận ra rằng họ đang mất đi sự kiểm soát vốn có với các thương hiệu của mình thậm chí cả trong khi họ có được những phương thức mới đầy sức mạnh để lôi kéo khán giả. (Hãy thử đánh tên thương hiệu của mình vào Tospy, công cụ tìm kiếm trên Twitter để có được một cái nhìn rõ hơn về thực tế trên thị trường về thương hiệu của mình)

Web 3.0 hay còn được gọi là Web ngôn ngữ (semantic web) tích hợp trong nó từ các chương trình phần mềm trong đó nó học được bằng cách nhìn vào các nội dung trực tuyến, phân tích mức độ phổ biến của những nội dung đó và rút ra những kết luận.

Thay vì cần phải có người để chọn lọc ra những thông tin và ý kiến cần thiết, các phần mềm thông minh vẫn có thể làm những công việc đó giống như con người mà vẫn đảm bảo được mức độ chính xác cần thiết.

web-30

Điều then chốt trong công nghệ của Web 3.0 nằm ở chỗ các thông tin được thể hiện và đính nhãn để máy móc có thể nhận diện ra nó. Điều này có nghĩa là nội dung trong các trang web cần phải được trình bày trong một ngôn ngữ mà phần mềm có thể hiểu; các phần mềm hiện tại đều có khả năng đọc được những ngôn ngữ lập trình như OWL, và SWRL.

Khi càng nhiều nội dung của trang web được viết bằng những loại ngôn ngữ này, thì các phần mềm sẽ có khả năng gom nhặt các loại thông tin trên và đưa ra những khuyến nghị cho người sử dụng cách hiệu quả hơn.

Mô hình TiVo sẽ giúp cho bạn có thể hiểu được phương thức hoạt động của Web 3.0. Ví dụ như bạn muốn tìm George Clooney thì các bộ phận tìm kiếm của TiVo sẽ tìm kiếm và cho kết quả những phim đang phát của ông ấy, những phim ông ấy làm đạo diễn chính hoặc là nhà sản xuất, những buổi công chiếu lại của những bộ phim như ER, The Facts of Life và những tác phẩm có giá trị khác, các cuộc phỏng vấn, và những mục bàn thảo về ông ấy, thậm chí ngay cả tình tiết nói về nước mắt của Clooney-“Tears of a Clooney” trong bộ phim American Dad để chế giễu về tính cách của ông.

Bây giờ nếu bạn thay thế Clooney bằng tên thương hiệu của công ty bạn và sử dụng toàn bộ Web thay vì TV và bạn có thể có được một vài ý tưởng về tầm hoạt động tiềm năng của hệ thống Web 3.0.

Ngày nay các công cụ tìm kiếm thường thu thập tin tức rồi sau đó phân loại chúng theo danh sách qua một phiên bản phần mềm thông minh mà đơn giản hơn. Để các nhà tiếp thị có thể hiểu cách mà họ sẽ hoạt động ra sao trong thế giới của Web 3.0, họ sẽ phải nhìn vào những chương trình tìm kiếm mang tính hệ thống hiện tại và những điều cần thiết khác để có thể hoạt động tốt với các phương tiện tìm kiếm truyền thống.

Berners-Lee nói về Web 3.0 như một Web ngôn ngữ bởi vì các phần mềm có khả năng học hỏi, cảm nhận và tự ra quyết định. Điều này có nghĩa là con người sẽ có được những phần mềm rất thông minh để lọc thông tin và ra quyết định cho mình. Đối với các nhà tiếp thị điều này cho thấy tiềm năng rất lớn trong việc xác định khách hàng chưa từng có trong quá khứ cũng như công việc khai thác dữ liệu nhưng quảng cáo khi đó sẽ trở nên kém hiệu quả hơn do tác động từ chính các công cụ tìm kiếm trên web 3.0.

Các nhà tiếp thị phải nhìn vào những điểm tích cực chứ không phải những hạn chế của nó. Sau cùng thì bằng cách nào bạn có thể làm cho các phần mềm trên phục vụ cho mình?

Bạn vẫn cần phải đưa ra những câu chuyện xây dựng thương hiệu của mình, nhưng sẽ đối tượng để bạn thuyết phục sẽ thay đổi và khác với trước. Việc này sẽ đòi hỏi phải có một phương pháp tiếp cận rất khác biệt so với những phương pháp mà hầu hết các nhà tiếp thị hiện vẫn dùng .

Phương pháp này sẽ liên quan đến việc tìm hiểu dựa trên cơ sở dữ liệu phương thức các phần mềm cảm nhận được xem như là một hình thức giao tiếp. Không ai dám đảm bảo rằng các phần mềm thông minh thế hệ Web 3.0 sẽ ít lệch lạc và chính xác hơn so với phiên bản 2.0 của nó hiện nay.

Tại sao lại phải lo lắng về Web 3.0 trong khi chỉ có một nhóm trang web của các lập trình viên xuất chúng được giao nhiệm vụ thiết kế nó? Vâng, hầu hết các nhà tiếp thị tụt lại sau so với khách hàng khi việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới. Bao nhiêu người trong chúng ta có thể hiểu các doanh nghiệp ngày nay đang tìm kiếm điều gì?

Nhưng bạn hãy thử xem xét việc gã khổng lồ hiện nay là Google khi nó được thành lập vào năm 1998, và 2 năm sau đó vào năm 2000 nó bán được mẫu quảng cáo đầu tiên, nội trong năm năm sau đó nó đã thống trị thị trường tìm kiếm trực tuyến toàn cầu.

Cũng nói lại một sự thật đó là các phương tiện truyền thông xã hội lúc đó là một điều rất kỳ lạ, một cách giúp các nhà tiếp thị rất nhiều về quảng cáo trong năm 2005; bốn năm sau đó, những trang về xã hội, nhật ký điện tử- blog, và Twitter đã chia sẻ bớt sự chú ý công chúng và lấy đi thành quả từ những nỗ lực của các nhà tiếp thị nhiều hơn bất cứ một xu hướng truyền thông nào khác.

Một số nhà tiếp thị và agency quảng cáo hiểu rằng Web 3.0 thể hiện một cuộc cách mạng quan trọng theo cách họ có thể (hoặc không thể) giao tiếp trực diện với người tiêu dùng khi họ cần tìm kiếm thông tin và các giải pháp.

Những nhà tiếp thị sẽ bắt đầu sử dụng những ngôn ngữ lập trình mới này và quan sát cách chúng tiến triển và biến đổi các nguyên lý của tìm kiếm với mục đích tiếp thị (một phần mềm tốt để giao tiếp trực diện với các phần mềm thông minh.)

Vậy liệu các nhà tiếp thị có tìm đến với và tận dụng được Web 3.0 hay không trước khi nó trở nên quan trọng và phổ biến trong thế giới mà công nghệ thay đổi nhanh chóng?

(Sưu tầm và lược dịch từ adweek)

Tags: ,

Leave a Reply

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

Share via
Copy link