Để trở thành người sếp được nhân viên quý mến

Đối với một nhà quản lý, một giám sát viên, một trưởng phòng, một giám đốc điều hành hay một ông chủ doanh nghiệp thì được các nhân viên tôn trọng vẫn quan trọng hơn là được các nhân viên yêu mến. Nhưng tốt hơn cả là các sếp đạt được đồng thời cả hai điều này.

de-tro-thanh-nguoi-sep-duoc-nhan-vien-quy-menĐể trở thành một người được các nhân viên yêu mến, các sếp không nhất thiết phải thay đổi tính cách của mình, cũng không cần phải có những kỹ năng giao tiếp cao siêu, mà cần thiết nhất là phải cam kết tạo ra một mối liên hệ thật sự với các nhân viên.

Điều đó có nghĩa là phải hiểu được các khó khăn, thách thức mà các nhân viên đang gặp, phong cách làm việc của họ, những yếu tố tạo nên áp lực đối với họ và vai trò của họ trong hoạt động chung của doanh nghiệp. Muốn tạo ra mối dây liên hệ với các nhân viên, phải quan tâm đến họ, lắng nghe họ và công nhận những thành tích của họ trong công việc. Dưới đây là một số cách để các sếp tạo ra mối liên hệ với các nhân viên của mình:

1/ Sẵn sàng trả lời điện thoại của nhân viên. Ở Mc Donalds, bất cứ nhân viên nào cũng có thể gọi điện thoại cho tổng giám đốc điều hành (CEO) và được gọi lại trong vòng 24 giờ nếu CEO không thể trả lời ngay điện thoại của họ.

2/ Luôn mở cửa phòng làm việc. Văn phòng hội sở của McDonald’s ở Oak Brook (bang Illinois, Mỹ) được thiết kế không có các bức tường hay cửa. Không phải công ty nào cũng có thể làm được điều này, nhưng bất cứ công ty nào cũng có thể xây dựng một “chính sách mở cửa”. Một cánh cửa mở giúp sếp gửi đến các nhân viên thông điệp: “Tôi luôn ở đây để sẵn sàng làm việc với bạn”.

3/ Khởi xướng một chương trình thanh tra. Nếu doanh nghiệp chưa có sẵn một chương trình như vậy thì có thể lập ra một quy trình để theo đó, các nhân viên có cơ hội đưa ra những lời than phiền của họ cho một bộ phận khách quan chuyên ghi nhận và phân tích ý kiến của các nhân viên hoạt động độc lập với cả ban giám đốc điều hành.

4/ Làm bạn với các đồng nghiệp và nhân viên.

Trong cuốn sách First, Break All the Rules (Hãy phá vỡ các nguyên tắc), hai tác giả Buckingham và Coffman đã phỏng vấn hơn 80 ngàn nhà quản lý và kết luận rằng các nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất là những người đã xây dựng thành công quan hệ cá nhân với các nhân viên. Lý do là khi các nhân viên xem sếp là người bạn thật sự, họ sẽ thẳng thắn góp ý với sếp nếu thấy sếp đi sai đường và đưa ra những phản hồi chân thật cho sếp. Điều quan trọng là khi tạo ra quan hệ cá nhân với các nhân viên, sếp vẫn đảm bảo giúp họ tập trung vào kết quả công việc cuối cùng.

5/ Làm việc sâu sát với các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng.

Khi dành nhiều thời gian hơn cho khách hàng và các nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng, sếp sẽ học được nhiều điều từ các nhân viên và các nhân viên cũng học được nhiều điều qua cách làm việc của sếp. Nếu sếp không thể tạo ra sự thân thiện với nhân viên một cách tự nhiên thì đây là cách tốt nhất để liên hệ với họ và “chat” với họ về những vấn đề rất thật mà họ đang gặp phải trong công việc hàng ngày.

6/ Tìm hiểu những phản hồi trung thực. Cần chịu khó xây dựng quan hệ với các cá nhân mà sếp có thể dựa vào họ để tìm những lời khuyên và phản hồi trung thực. Đó cũng là bí quyết lắng nghe nhân viên.

7/ Nhận thức rõ hình ảnh của mình. Để đi tìm một mối quan hệ tốt với nhân viên, sếp phải tự hỏi mình: “Tôi có thấy vui vẻ khi làm việc với nhân viên này (hoặc nhân viên khác) không?”. Để làm cho các mối quan hệ đó vững chắc hơn, sếp lại phải tự hỏi: “Tôi đã tạo cho mình một hình ảnh thú vị khiến các nhân viên lúc nào cũng muốn làm việc gần gũi với mình chưa?”.

8/ Chia sẻ với nhân viên lúc khó khăn.

Dù cho đang rất bận rộn, có khi đang phải vội chuẩn bị đi dự buổi gặp mặt với nhân vật quan trọng nào đó, sếp vẫn tranh thủ đi một vòng quanh công ty để thăm hỏi, động viên các nhân viên nếu họ đang ở trong thời điểm căng thẳng nhất của công việc. Hành động này sẽ tạo ra sự khích lệ rất lớn cho nhân viên và qua đó sếp cũng có thêm thông tin cần thiết.

9/ Làm gương cho nhân viên.

Nên trả lời ngay các bức thư điện tử, nhớ tên gọi của các nhân viên, đến công sở bằng các phương tiện đơn giản hoặc đi bộ, nếu có thể. Mọi hành động của sếp đều được các nhân viên quan sát và xem đó như một tấm gương. Sếp cần phải xây dựng hình ảnh của mình như một tấm gương tốt, khơi nguồn cho những hành động tích cực mới có thể có được những người mến mộ mình và các nhân viên trung thành.

10/ Nhất quán.

Một nhà lãnh đạo thật sự là người sống chân thật và đối xử công bằng với mọi người xung quanh. Nếu sếp làm việc không tốt, không thẳng thắn nhìn vào khuyết điểm của mình và tìm cách khắc phục thì sẽ tự làm mất đi sự tôn trọng của nhân viên.

Tags: 

Leave a Reply

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

Share via
Copy link