Doanh nghiệp quyến rũ cư dân mạng như thế nào?

Trong thời buổi công nghệ cao, chẳng có doanh nghiệp nào lại không tìm kiếm khách hàng trên Facebook hay Twitter để quảng bá thương hiệu. Nhưng để đạt được mục đích này, họ cần phải biết quyến rũ cư dân mạng… bằng mọi cách.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi người ta bị chìm ngập trong những nội dụng của Uniqlo trên Twitter. Thương hiệu này của Nhật Bản vừa phát động một chiến dịch đặc biệt dành cho các khách hàng “tương lai” là cư dân mạng.

Nguyên tắc rất đơn giản: hãng giới thiệu rất nhiều sản phẩm trên mạng Internet và càng có nhiều cư dân mạng ngó ngàng tới, thì giá của sản phẩm sẽ càng giảm. Một khi được hạ giá, sản phẩm này sẽ được bán theo nguyên tắc “ai nhanh tay thì được”.

Uniqlo tràn ngập Twitter

Uniqlo tràn ngập Twitter

Cách tiếp cận trên là một biện pháp khá mới, nhưng Uniqlo không phải là hãng duy nhất ve vãn cư dân mạng. Từ đầu tháng 9/2010, trên Facebook, hãng ô tô Skoda đã công bố sẽ hạ giá một trong các mẫu xe hơi của hãng trên một trang web đặc biệt. Mỗi cái nhấn chuột trên mục “ưa thích” của trang này sẽ làm giảm giá chiếc xe thêm 1 euro. Người cuối cùng được sở hữu chiếc xe là người quyết định mua với giá mà anh ta cho là thấp nhất.

Doanh nghiệp đi “mò” blogger

Đối với các hãng xuất hiện theo cấp số nhân trên các trang mạng xã hội này, mục đích rất rõ ràng: bán được hàng, nhưng trước tiên là làm cho mọi người (khoảng 500 triệu người sử dụng Facebook chẳng hạn) biết đến mình. Như vậy, để hút được nhiều fans nhất trên các mạng xã hội, họ phải sử dụng rất nhiều công cụ.

Cuối tháng 2/2008, hãng kẹo socola Kinder nổi tiếng của Italy đã kêu gọi các blogger tham gia một hoạt động kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của nhãn hiệu này. Công ty ra giá khoảng 150 – 650 euro/vé tham dự. Việc này đã tạo scandal đến nỗi một số cư dân mạng còn đòi phải có luật điều chỉnh việc này. Từ năm 2009, Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ đã yêu cầu các blogger khi nói về một sản phẩm cụ thể nào đó phải cho biết họ có được trả tiền hoặc được nhận quà để làm việc đó hay không.

Có vô vàn cách, đôi khi dùng cả chiêu đánh lừa với mục đích trở nên nổi tiếng hơn và tăng doanh số bán hàng. Nhưng hơn thế, trang Facebook của nhiều hãng đã trở thành diễn đàn trao đổi của những cư dân mạng ưa chuộng cùng một sản phẩm hoặc cùng nhãn hiệu. Đến lượt mình, các công ty có thể qua đó giới thiệu thêm sản phẩm mới.

Không thiếu “cò mồi”

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp trên Facebook ban đầu không hề vô tư như những lời bình luận “giả mạo” của các hãng giả danh khách hàng trung thực và vô tư. Trên thực tế, những khách hàng tương lai không hề biết mình đang nói chuyện với ai.

Trong trường hợp của Uniqlo, liệu có thể phân biệt giữa một blogger cá nhân nào đó với một blogger được hãng “thuê bao” hay không? Chẳng có cách nào phân biệt được, trừ phi người ta biết rõ mọi hoạt động tài trợ của các doanh nghiệp. Người đọc tưởng là đang trò chuyện với một chủ thể cũng là một cư dân mạng, nhưng trên thực tế là một trang web “đại sứ” cho hãng, được hãng trả tiền để ca tụng thương hiệu của họ.

Năm 2009, vụ nhãn mác Amazon khiến mọi người vẫn nhớ mãi. Trang bán hàng trên mạng này gửi một thư điện tử tới toàn thể khách hàng để thông báo về sự ra đời của một công cụ hội nhập “Chia sẻ trên Twitter”, nhằm tạo điều kiện quảng bá sản phẩm cao cấp trên một tiểu blog.

Công cụ này cho phép người sử dụng chỉ cần nhấp chuột có thể gửi đi một địa chỉ trang web của một sản phẩm nào đó. Cộng đồng cư dân mạng khi đó nhanh chóng hiểu ra rằng đằng sau câu nói “Tôi hâm mộ cuốn sách mới của Dan Brown” là một quảng cáo mà công ty phát hành đã được trả tiền để quảng bá giúp. Amazon ngay lập tức bị tố cáo là chèo kéo quảng cáo và những người phát ngôn nghiệp dư của hãng đã bị cảnh báo là địa chỉ của họ trên Twitter sẽ bị hủy.

Kiểu marketing lừa đảo nói trên đã tồn tại từ rất lâu trước khi Internet ra đời. Tuy nhiên, Internet có tác dụng dẫn dụ cư dân mạng làm cái công việc trung gian quảng cáo. Một hậu quả nguy hiểm hơn là các khách hàng bị “viếng thăm” trực tiếp vào không gian riêng, giống như trên Facebook, từ một mạng xã hội cá nhân. Theo một nghiên cứu mới đây của Credoc, 2/3 số cư dân mạng tin vào các ý kiến của người tiêu dùng phát trên mạng…

(Sem Vietnam – Theo Bạch Dương- Tầm nhìn/ Expansion)

Tags: 

Leave a Reply

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

Share via
Copy link