Google và Microsoft: Cuộc chiến giành e-mail trường đại học

Microsoft vs Google Các sinh viên Mỹ than phiền các tài khoản e-mail trường học quá nhỏ để chuyển tải cả núi thư và file đính kèm hàng ngày của họ. Để giải quyết vấn đề này, nhiều trường đại học và cao đẳng Mỹ đang nâng cấp e-mail của trường mình với sự hỗ trợ của các công ty phần mềm. Hai đại gia Google và Microsoft đang lao vào giành miếng bánh béo bở này.

Cộng sinh

Giống như các hệ thống điều hành, tìm kiếm và phần mềm, các trường học đang là mảnh đất màu mỡ cho hai gã khổng lồ công nghệ khai thác.

Hiện nay Google đang quản lý e-mail của hơn 2000 trường đại học và cao đẳng cho phép các tài khoản của sinh viên chứa 70 mail có dung lượng 100mb vào các hộp thư. Microsoft cũng không chịu kém cạnh. Họ đang cung cấp các mail Web-based miễn phí cho hàng ngàn trường học, trong đó có các trường đại học ở 86 quốc gia. Một khi các trường đại học ứng dụng những hệ thống này, sinh viên có thể giữ tên miền edu trong e-mail của mình trong khi nâng cấp từ các trang truy cập trường học chậm chạp để tiến tới các đăng nhập Google hay Microsoft tốc độ cao.

Kirk Gregersen, Giám đốc cao cấp chương trình Live@Edu của Microsoft cho biết nhiều trường đã sẵn sàng tin dùng phần mềm của Microsoft. Các dịch vụ mà Microsoft cung cấp rất thuận tiện cho việc mở rộng mối quan hệ bằng cách cho phép Microsoft quản lý e-mail sinh viên dựa trên Web của công ty.

Trong khi đó một số vùng đã lựa chọn Google trong những ngày đầu tiên như Northwestern. Gần đây thì có thêm Cornell, Georgetown và Temple mới gia nhập dịch vụ của Google. Phần mềm Google Apps dành cho chương trình giáo dục đã giành được nhiều kết quả đáng khích lệ bởi những đòi hỏi công nghệ của sinh viên ngày càng tăng cao và áp lực ngân sách là vấn đề đáng băn khoăn của nhiều khoa công nghệ thông tin.

Việc nắm giữ những chìa khoá e-mail mà Google cung cấp sẽ giúp các trường tiết kiệm chi phí nâng cấp máy chủ, trong khi vẫn tận dụng được các e-mail của sinh viên nhờ vào trang web công ty. Eric Weil, một thành viên quản lý cho Student Monitor – công ty nghiên cứu thị trường tập trung vào các trường đại học quốc gia cho biết: một sinh viên có trung bình hai hoặc ba địa chỉ e-mail cá nhân và số lượng các sinh viên dùng gmail đã tăng gấp đôi trong hai năm qua.

Theo cuộc khảo sát quốc gia Dự án máy tính trường học (CCP) thì 42% trường học báo cáo họ đã chuyển hoặc đang có ý định chuyển sang dùng một dịch vụ e-mail sinh viên do hãng ngoài cung cấp. 28% khác thì cho biết họ đang cân nhắc cài đặt dịch vụ này. Trưởng ban khảo sát CCP, ông Kenneth Green nói rằng hiện nay nhiều sinh viên năm nhất thích sử dụng e-mal dựa trên web bởi vì họ đã quen dùng chúng khi còn là học sinh phổ thông như việc người ta thích dùng số điện thoại đang có hơn là nhận một số mới.

Trường đại học Brown là một trong số nhiều trường đang thử nghiệm dịch vụ tin nhắn được Google quản lý. Sarah Bolling, một sinh viên năm ba của trường Brown cho biết cô hy vọng trường mình sẽ được “Google hoá” lâu dài bởi mỗi tuần cô nhận được khoảng 300 tin nhắn và bị nhỡ nhiều tin nhắn về việc học hành quan trọng chỉ vì dung lượng hộp thư trường của cô chỉ chứa được có 250mb. Donald Tom, trợ lý điều hành IT của trường Brown cho biết hơn 60% sinh viên của trường gửi tin nhắn sang các tài khoản Gmail. Vì thế ông cho rằng việc chuyển đổi này có thể sẽ giúp trường Brown tiết kiệm hàng triệu đô để nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ.

Google tạm áp đảo

Trong số các trường đã dùng e-mail được các công ty phần mềm gia công một phần thì có tới 57% cho biết họ đã lựa chọn Google, trong khi 38% thì hợp tác với Microsoft. Ngoài e-mail, phần mềm Apps dành cho giáo dục miễn phí của Google còn có thể chứa các dịch vụ chat voice và video cũng như chat chữ, bảng tính và phần mềm tạo web. Trong khi đó Microsoft đang cải tiến phần mềm văn phòng của mình và cho phép mỗi sinh viên sử dụng 25gb miễn phí trong không gian lưu trữ trực tuyến của mình.

Katie Rose, Giám đốc chương trình sáng tạo doanh nghiệp của Notre Dame cho biết khi trường cô hợp tác với Google về email năm ngoái, họ đã tiết kiệm được tới 1.5 triệu đô cho kho lưu trữ và những chi phí công nghệ khác. Quả là một con số không nhỏ. Còn tỷ lệ hài lòng dành cho e-mail sinh viên đã tăng lên 36% sau vụ chuyển đổi này. Tuy ít hơn, nhưng theo ước tính, trường Arizona cũng tiết kiệm được 400.000 đôla trong vụ hợp tác với Google. Trong khi đó, trường đại học Washington chỉ hy vọng tiết kiệm khoảng 100.000 đô la khi trở thành đối tác của Microsoft.

Vậy thì Google và Microsoft được lợi gì? Dĩ nhiên không phải là ngân sách. Không có công ty nào tính chi phí cho những e-mail cung cấp cho bên ngoài như vậy. Thậm chí trong hợp đồng với các trường học, Google miễn 50 đô lệ phí hàng năm cho mỗi người sử dụng và cam kết không chèn các quảng cáo vào e-mail khoa hay sinh viên. Microsoft cũng thực hiện một bản cam kết tương tự.

Jeff Keltner, người điều hành đội ngũ Apps dành cho giáo dục của Google cho biết mặc dù trước mắt việc hợp tác này không đưa đến bước đột phá về lợi nhuận nhưng Google hy vọng việc cung cấp dịch vụ miễn phí cho trường học sẽ giúp họ mở rộng các dịch vụ phần mềm và e-mail dựa trên trang web công ty.

Theo ông, các nhà quản lý không chỉ đánh giá cao việc tiết kiệm chi phí mà còn những thuận lợi về an ninh mạng. Ông nói: “Họ có thể mỉm cười và nói dữ liệu của tôi có thể an toàn hơn bất cứ đâu kể cả điện thoại hay laptop khi nằm trong trung tâm dữ liệu của Google”.

Timothy Chester, Trưởng phòng thông tin Pepperdine, một trường ĐH vừa mới hợp tác với Google cho biết số lượng nhân viên của ông giảm hơn 3 năm trước 20%. Việc tiết kiệm chi phí khi làm ăn với Google đã tạo điều kiện cho đội ngũ của ông tập trung nhiều hơn vào việc cải tiến phương thức máy tính được sử dụng vào học tập ở trường ĐH. “Chúng tôi muốn nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn kể cả khi đông khoa và sinh viên hơn”.

Theo Time

Tags: ,

Leave a Reply

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

Share via
Copy link