Việt Nam: thị trường thẻ thanh toán đặc biệt năng động

Việt Nam là thị trường thẻ thanh toán năng động hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng khoảng 18,5% trong giai đoạn từ nay đến năm 2014.

the thanh toanĐó là nhận định của các chuyên gia thuộc Công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Research and Markets khi đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam.

Báo cáo tháng Ba về “Dự báo thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam tới năm 2013” của công ty trên cho rằng mặc dù quy mô thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam tương đối nhỏ, nhưng đây là một trong những thị trường năng động nhất thế giới. Quy mô dân số trẻ không ngừng mở rộng cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam, cả thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card), phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây.

Bản dự báo, được đăng tải tại địa chỉ http://www.researchandmarkets.com ngày 21/3, cũng nhấn mạnh mặc dù tại Việt Nam, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chủ yếu, nhưng sự trợ giúp của chính phủ và dân số tăng nhanh đã góp phần giảm đáng kể hình thức thanh toán này trong những năm qua, đồng thời khuyến khích thêm nhiều người dân dùng thẻ.

Theo báo cáo trên, tổng số thẻ thanh toán được phát hành tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2008-2010. Thẻ ghi nợ chiếm lĩnh thị trường, trong khi thẻ tín dụng là loại thẻ tương đối mới mẻ tại Việt Nam và chiếm chưa đầy 1,5% thị phần thẻ thanh toán.

Công ty Research and Markets khẳng định thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam vẫn chưa được khai thác nhiều và đây là cơ hội lớn cho các công ty phát hành thẻ, các nhà cung cấp cũng như các nhà sản xuất tại Việt Nam.

Kết quả cuộc khảo sát do comScore tiến hành được công bố mới đây cho thấy số khách truy cập các trang web ngân hàng đã tăng ở mức hai con số trong 12 tháng qua tính từ tháng 1/2010 ở Việt Nam.

Số người sử dụng các trang web ngân hàng đã tăng mạnh trong năm qua, trong bối cảnh các ngân hàng ngày nay cung cấp tốt hơn những dịch vụ trực tuyến này và khách hàng quen với hoạt động thanh toán hóa đơn qua mạng.

Phó chủ tịch comScore Đông Nam Á, ông Joe Nguyễn nhấn mạnh, số người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam đã tăng 35% từ 701.000 lên 949.000 trong năm qua. Trong khi đó, số người dùng ở Indonesia tăng từ 435.000 trong tháng 1/2010 lên 749.000 một năm sau đó. Con số này ở Philippines tăng 39% từ 377.000 lên 525.000.

Mặc dù đạt được những tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng nói trên, song ông Nguyễn nói rằng cả ba thị trường này mới chỉ có mức độ sử dụng tương đối thấp so với dân số nên vẫn còn chỗ để phát triển mạnh mẽ.

Ông nói: “Chúng tôi đã chứng kiến nghiệp vụ ngân hàng trực tuyến thực sự khởi sắc khi người dùng có thể bắt đầu thanh toán các hóa đơn điện nước, điện thoại… qua mạng. Vì vậy chúng tôi dự kiến hoạt động này sẽ tăng mạnh khi các dịch vụ đó phát triển ở Việt Nam, Philippines và Indonesia”.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNH) Nguyễn Văn Giàu khẳng định, một ngân hàng muốn phát triển bền vững thì phải xác định ứng dụng CNTT là 1 trong những nhiệm vụ chính. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, đầy tính cạnh tranh, các ngân hàng phải lựa chọn các giải pháp sao cho tiết kiệm, nhưng phải đảm bảo an toàn bảo mật và tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho người dùng.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng (NHNN) cũng cho rằng, trong bối cảnh những bất ổn khó lường của thị trường ngày càng mạnh mẽ, những tiến bộ công nghệ đang có những tác động mạnh với sự phát triển hệ thống tài chính toàn cầu. Nền kinh tế tri thức cùng với những tiến bộ về công nghệ đã xác định lại các quy tắc cuộc chơi dẫn đến khả năng của định chế tài chính trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả nhất sẽ là chìa khóa thành công. Tốc độ phát triển nhanh chóng và chuyển đổi môi trường tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn đến khách hàng, tối ưu hóa rủi ro tài chính và rủi ro tác nghiệp. Chính vì thế sự phát triển của ngân hàng trong giai đoạn mới, CNTT có vai trò rất quan trọng và xem như khâu đột phá quan trọng trong chiến lược hoạt động của toàn ngân hàng Việt Nam.

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học (NHNN) cũng khẳng định, CNTT là trụ cột của ngành ngân hàng, là nền tảng quan trọng trong ngân hàng hiện đại. Các ngân hàng hiện nay đều chú trọng đầu tư CNTT để phát triển. Về phía NHNN cũng không ngừng đổi mới công nghệ, đưa ra các giải pháp hiện đại để phát triển; chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực về CNTT để đảm bảo cho các hoạt động trong ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cũng rà soát việc ứng dụng CNTT trong 10 năm qua và nếu như trước đây đầu tư theo chiều rộng, giờ chuyển sang đầu tư chiều sâu với việc đầu tư phát triển công nghệ mới là chủ yếu. “NHNN đang hướng tới việc phát triển những ứng dụng CNTT hiện đại, thực hiện các thanh toán như Internet Banking, Mobile Banking…”, ông Hùng khẳng định.

(Sem Vietnam – Theo Tầm Nhìn)

Tags: 
Subscribe to Comments RSS Feed in this post

One Response

  1. I had no idea how to approach this before—now I’m loekcd and loaded.

Leave a Reply

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

Share via
Copy link